CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

ỔN ĐỊNH DỌC MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG CỐT THÉP LIÊN TỤC

2017/11/20 14:54 - Ngô Hà Sơn

Tóm tắt: Xu hướng sử dụng mặt đường bê tông xi măng cốt thép liên tục (BTCTLT) trong tương lai phát triển mạnh, đặc biệt ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu về mặt đường BTCTLT chủ yếu dựa trên thực nghiệm, mỗi nước có các qui định khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của nước mình. Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm gần đây đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về mặt đường BTCTLT theo hướng thực nghiệm, và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề ổn định dọc của mặt đường chưa được quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo khoa học đi sâu vào mô hình bài toán lý thuyết về ổn định dọc, khảo sát trạng thái mất ổn định dọc của mặt đường BTCTLT trong điều kiện khí hậu Việt Nam.


Từ khóa: Bê tông cốt thép liên tục; ổn định dọc.

 

Abstract: Trends of using continously reinforced concrete pavement (CRCP) is growing strongly in the future, particularly in Vietnam. The results of studies on the pavement CRCP are mainly based on field experiment, each country has different regulations depending on the climatic conditions of their countries. In the Vietnam, over the past 10 years there were a number of scientific research projects on the road surface in the direction of empirical CRCP, and has obtained a certain number of results. However, stability issues along the pavement are not taken care of and researched. Scientific reports are going into model theory of stable longitudinal survey destabilized state of the road surface along CRCP in Vietnam climatic conditions.

 

Keywords: CRCP, stability issues along the pavement.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Mặt đường BTCTLT được xây dựng đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1930. Hiện nay, mặt đường BTCTLT được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây, mặt đường BTCTLT mới được nghiên cứu áp dụng. Do có ít khe ngang so với mặt đường BTXM thông thường, nên xe chạy êm thuận, giảm ồn, giảm hư hỏng mặt đường, móng và nền đường ổn định nhờ hạn chế được nước mặt thấm xuống, v.v... nhưng vẫn phát huy được ưu điểm của mặt đường BTXM.

 

NGUỒN:

 

Ngô Hà Sơn - Học viện Kỹ thuật Quân sự

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 Năm 2017



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH