CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

PHÂN TÍCH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CỦA BẢN MẶT CẦU TRỰC HƯỚNG BẰNG LÝ THUYẾT BIẾN DẠNG TRƯỢT BẬC CAO

2017/5/4 15:31 - ThS. Đào Quang Huy; ThS. Phạm Hồng Quân; TS. Nguyễn Thị Phương

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu phương án tiếp cận giải tích để xác định biểu thức tính tần số dao động tự do tuyến tính (tần số dao động riêng) của bản mặt cầu trực hướng. Bản mặt cầu được gia cường bằng hệ thống sườn tăng cường theo phương dọc và ngang cầu và được đặt trên tựa đơn bốn cạnh. Các phương trình chủ đạo của bản mặt cầu được thiết lập dựa trên lý thuyết biến dạng trượt bậc cao kết hợp với phương pháp thuần nhất hóa của Lekhnistkii. Giải bài toán bằng phương pháp Galerkin để nhận được tần số dao động tự do tuyến tính. Ảnh hưởng của số lượng, kích thước sườn tăng cường tới tần số dao động tự do tuyến tính của bản mặt cầu cũng được khảo sát chi tiết.


Từ khóa: Bản mặt cầu trực hướng; Tần số dao động tự do tuyến tính; Lý thuyết biến dạng trượt bậc cao. Abstract: This paper presents an analytical approach to determine the expresion of fundamental frequency of orthotropic deck bridge. Deck plate is reinforced by transversal and longitudinal stiffener system and rested on simply supports. The governing equations are established by using the hight order shear deformation theory and homogenization technique of Lekhnistkii. These equations are solved by Galerkin method and fundamental frequency is obtained. Effects of quantity, geometric parameters of stiffener to the fundamental frequency of orthotropic deck bridge are also investigated.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Các kết cấu bản mặt cầu trực hướng ngày này được sử dụng khá phổ biến trong các công trình cầu. Đây là loại bản mặt cầu có nhiều ưu điểm như khả năng chịu lực tốt, khối lượng nhẹ, phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của bản mặt cầu. Có nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu các kết cấu này, tuy vậy các công trình này thường sử dụng lý thuyết tấm mỏng của Kirchoff hoặc lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất cho tấm có độ dày trung bình. Khi tỷ lệ giữa bề dày tấm và chiều dài của cạnh bé hơn mà lớn hơn 1/20 thì lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất cũng trở nên thiếu phù hợp, đặc biệt đối với kết cấu trực hướng. Hệ số hiệu chỉnh cắt của lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất thông thường được lấy bằng 5/6, chỉ phù hợp với các kết cấu đẳng hướng, đối với các kết cấu trực hướng và dị hướng việc xác định hệ số này trở nên thực sự khó khăn.

 

 

NGUỒN:

 

Th.S Đào Quang Huy

 

ThS. Phạm Hồng Quân

 

TS. Nguyễn Thị Phương

 

Bộ môn Cầu - Hầm - Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 4 Năm 2017

 

 

 



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH