CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG XI MĂNG NHIỀU TRO BAY CƯỜNG ĐỘ CAO DÙNG CHO MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ

2017/7/31 10:29 - PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang; ThS. Lê Thu Trang

Tóm tắt: Bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm thiết kế thành phần bê tông xi măng nhiều tro bay cường độ cao dùng cho mặt đường ôtô có hàm lượng tro bay thay thế chất kết dính là 30%, có độ sụt Sn = 10-12 cm, có cường độ chịu nén 55 MPa.


Abstract: This paper presents a experimental study of the selection proportions of cement, aggregate, fly ash, admixtures in high strength, high volume fly ash mass concrete, fly ash replacement cementous materials up tu 30%, have concrete with the slump 10-12cm and the compressive strength can be obtained 55MPa.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Bê tông xi măng là vật liệu chủ yếu sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay theo tính toán thì mỗi năm trên thế giới sản suất khoảng 1,7x109 tấn/1 năm, tương đương 6km³ bê tông xi măng trên một năm và 1m³ bê tông / 1 người [15] là khối lượng bê tông khổng lồ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy yêu cầu có một nguồn năng lượng lớn để sản suất xi măng dẫn đến tiêu thụ năng lượng gây ra hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, việc sử dụng chất kết dính thay thế một phần xi măng trong bê tông là một xu thế của khoa học thế giới. Các nghiên cứu về bê tông thường có thể sử dụng tro bay đến 25% theo khối lượng xi măng, và các nghiên cứu gần đây đã dùng đến 50% tro bay thay thế chất kết dính. Ở Việt Nam, theo qui hoạch phát triển ngành điện dự kiến sẽ đưa vào sử dụng nhiều nhà máy nhiệt điện chạy bằng than dự kiến công suất 35.090 MW [4], như vậy một nguồn thải phẩm tro bay từ các nhà máy nhiệt điện dự tính đến năm 2020 là 25 triệu tấn, đếm năm 2030 là 38 triệu tấn [5], lượng tro bay gần bằng 1⁄2 lượng xi măng sản xuất hàng năm. Đây chính là một nguồn phụ gia khoáng chủ yếu dùng để sản xuất ra bê tông nhiều tro bay có độ bền cao mà vẫn đảm bảo về cường độ.

 

NGUỒN:

 

PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang

 

ThS. Lê Thu Trang

 

Trường Đại học Giao thông vận tải

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 7 Năm 2017

 



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH