CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH TRƯỢT SÂU CỦA MỐ CẦU TRÊN NỀN ĐẤT YẾU CÓ XÉT TỚI SỨC KHÁNG CỦA CỌC KHOAN NHỒI

2016/9/27 13:55 - PGS. TS. PHAN VỴ THỦY

1. Mở đầu

 

Mố cầu là bộ phận chịu lực đặc biệt trong kết cấu bên dưới của cầu, khác với trụ, mố cầu tương tác với môi trường đất chung quanh và đất nền, vừa để tạo ra sức kháng cho mố, vừa phải chịu tải trọng tác dụng từ môi trường đó, theo nhiều cách khác nhau. Trong khi đó trụ cầu, tương tác với môi trường đất nền chủ yếu là để tạo ra sức kháng cho trụ, trừ trường hợp đặc biệt ví dụ khi trụ bố trí trên sườn dốc.


Lý do là thông thường sau mố cầu có nền đường đắp cao, trước mố là bờ sông thấp, mố cầu phải đứng vững trong điều kiện có sự chênh lệch cao độ đất hai phía. Theo nhiều tiêu chuẩn thiết kế cầu khác nhau, để một mố cầu được xây dựng và làm việc an toàn, nó phải được tính toán kiểm tra đảm bảo về mặt cường độ và ổn định Mố cầu có thể có nhiều dạng mất ổn định. Đơn giản nhất với các mố cầu có móng trên nền thiên nhiên (không có cọc) có thể mất ổn định lật và mất ổn định trượt ngang. Mất ổn định còn có thể do trượt theo một mặt hình trụ ở phạm vi dưới đáy móng gọi là mất ổn định trượt nông, hoặc theo một mặt hình trụ chạy từ đáy móng lên đến đỉnh nền đường đắp sau mố gọi là mất ổn định trượt sâu [1]. Mố cầu trên móng cọc cũng không tránh khỏi nguy cơ của dạng mất ổn định trượt sâu này. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến tính toán hệ số ổn định trượt sâu của mố cầu trên móng cọc.

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 Năm 2016



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH