PGS.TS. Doãn Minh Tâm Hội - KHKT Cầu đường Việt Nam
Tóm tắt nội dung:
Thực trạng mặt đường cũ bị tôn cao theo thời gian trên các tuyến Quốc lộ và đặc biệt tại các tuyến đường đô thị tại Việt Nam đã và đang gây ra các tác động lớn về môi trường sống và làm mặt đường mới sau khi sửa chữa, nâng cấp mau bị xuống cấp do thói quen tận dụng nguyên si lớp mặt đường cũ vốn đã bị nứt nẻ và hư hỏng. Để khắc phục tình trạng kỹ thuật này và giải quyết triệt để thực trạng mặt đường bị nâng cao theo thời gian, theo chỉ dẫn của AASHTO, cần thiết phải kết hợp đồng bộ giữa ứng dụng công nghệ mới về cào bóc tái chế mặt đường cũ đi kèm với chỉ dẫn về thiết kế cải tạo, nâng cấp mặt đường cũ. Bài báo này nhằm giới thiệu công nghệ tái chế mặt đường cũ và định hướng thiết kế định hình kết cấu áo đường cải tạo, nâng cấp để có thể áp dụng cho các dự án bảo trì, sửa chữa mặt đường nằm trong chiến lược sửa chữa, cải tạo mặt đường Quốc lộ và đường đô thị tại Việt Nam trong thời gian tới.
Abstract:
The existing pavements being lifted over time on the Highway and on Urban Roads in Vietnam have caused significant impacts on the environment. The new pavements are also quickly deteriorated as the result of using existing pavement which has been cracked and damaged. According to AASHTO instruction, in order to completely resolve this situation, it is necessary to apply new technology which is recycling for existing road rehabilitation and upgradation. This article is to introduce the technology of recycling and to orient structure design for pavement rehabilitation and upgradation in order to apply in upcoming pavement maintenance and repair projects which are under the strategy of repair and maintenance of highway urban roads in the near future.
1. Giới thiệu chung về công nghệ tái chế mặt đường cũ
Từ trước đến nay, để sửa chữa và nâng cấp mặt đường bê tông nhựa, chúng ta vẫn thường sử dụng công nghệ truyền thống, đó là trên cơ sở tận dụng mặt đường đã bị hư hỏng và nứt vỡ, tiến hành trám khe nứt bằng nhũ tương hoặc mastit nhựa đường, sau đó rải bù phụ lên mặt đường cũ một vài lớp cấp phối đá dăm hoặc đá dăm đen, sau đó phủ lên trên 1 hoặc 2 lớp bê tông nhựa mới, có chiều dày tổng cộng từ 4 - 14 cm (tùy theo tính toán) là xong. Cách làm này tuy đơn giản và dễ thực hiện, được nhiều nhà thầu tại Việt Nam ưa chuộng vì dễ làm và rẻ, song hiệu quả kinh tế - kỹ thuật lại thấp, bởi vì chỉ cần sau 3-5 năm khai thác, các vết nứt từ mặt đường cũ sẽ phát triển từ dưới lên, tạo thành các vết nứt phản ảnh xuất hiện trên bề mặt lớp bê tông nhựa mới, gây nên hư hỏng và làm xuống cấp nhanh chóng mặt đường mới rải. Theo kinh nghiệm của Mỹ, tình trạng này có thể làm giảm từ 40-50% hiệu quả đầu tư sửa chữa, nâng cấp mặt đường. Mặt khác, cách làm này còn dẫn đến tình trạng mặt đường bị tôn cao theo thời gian, thậm chí cao hơn cả vỉa hè hoặc mặt bằng nhà dân tại các khu dân cư, gây thảm họa về môi trường.
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 12 năm 2014