Tham dự, chủ trì buổi hội thảo có ông Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch Hội KHKT Cầu đườngViệt Nam, ông Nguyễn Hữu Lộc, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre. Phía Nhật Bản có ông Kei Hirai ( Đại diện Công ty Kurosawa), ông Yaegashi ( Công ty Giken) cùng gần 100 nhà khoa học và kỷ sư đại diện 25 tổ chức hội, trường học, viện nghiên cứu trong khu vực phía Nam tham gia.
Tổng thư ký Hội KHKTCĐ VN phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo buổi hội thảo, Chủ tịch Ngô Thịnh Đức cho biết đây là một hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiếp cận, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ thiết kế, thi công các công trình cầu, cảng, dân dụng của Việt Nam trước mắt và lâu dài. Thông qua buổi hội thảo này, giúp cho các chuyên gia, nhà khoa học và kỉ sư Việt Nam tiếp cận thêm một số tiến bộ KHKT mới trong thi công các công trình cầu, cảng, dân dụng cho hiện tại và tương lai.
Chủ tịch Hội KHKTCĐ VN Ngô Thịnh Đức phát biểu chỉ đạo Hội Thảo
Toàn cảnh Hội Thảo
Ông Kei Hirai giám đốc kỷ thuật Công ty Kurosawa cho biết: Cáp SC có ưu việt hơn các loại cáp thông dụng hiện tại đang sử dụng tai Việt Nam. Do nó được bọc bởi lớp ăn mòn từng sợi rồi lập thành bó. Cáp hiện tại chỉ bọc bởi một lớp võ bên ngoài, lỏi ruột không được bọc nên bị ăn mòn lớn. Các công trình đã áp dụng tại Việt Nam gồm: Cầu Đông Trù Hà Nội, cầu Cổ Chiên Bến Tre, Cầu Rạch Chiếc II TP HCM. Neo KTB ( neo nở) có tính ưu việt duy trì được tính chống ăn mòn, độ bền và tính ổn đinh cao của kết cấu trong suốt thời gian khai thác. Dầm SPC thi công cắt dốt, giảm trọng lượng bản thân, giảm trọng lượng kết cấu phần dưới, giảm phần đà giáo, tiết kiệm chi phí thi công.Ông Kei Hirai cho biết giá thành các công nghệ mới so với các công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam tăng khoảng 5 lần. Ông Yaegashi cho biết công nghệ ép nén của Công ty Giken có rất nhiều tính ưu việt so với các phương pháp khoan cọc nhồi, khoan búa hiện nay giảm hẵn độ ồn, rung chuyển . Thiết bị gọn nhẹ có thể thi công ở nhưng nơi điều kiện mặt bằng chật hẹp. Hệ thống giao thông đang hoạt động, không phải dừng giao thông và ở mọi địa hình. Song đây là công nghệ hoàn toàn mới mẽ ở Việt Nam.
Kết thúc buổi hội thảo, Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam cảm ơn sự hợp tác của các Công ty xây dựng từ phía Nhật Bản. Chủ tịch cho biết thêm: Việc áp dụng công nghệ mới vào các công trình xây dựng hạ tầng hiện nay là tất yếu, nhưng không phải là bỏ hoàn toàn công nghệ cũ.