CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Nhìn lại tám năm khai thác đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam và những vấn đề đặt ra

2017/8/1 14:54 - NGUYỄN HIẾU

Tôi còn nhớ trước khi đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (SG-TL) đưa vào khai thác vào ngày 3/2/2010 thì người Việt Nam ta chưa có khái niệm hoàn chỉnh về đường cao tốc. Bằng chứng là thời gian trước đó không ít người trong ngành giao thông từng gọi một cách tự hào đoạn đường Hà Nội - Nội Bài, Pháp Vân - Cầu Giẽ là đường cao tốc.


Dù so với đường cùng loại tương tự trên thế giới còn nhiều điều chưa hoàn chỉnh, nhưng con đường SG-TL, xứng đáng là đường cao tốc đầu tiên của Việt nam với những đặc trưng chỉ có đường cao tốc mới có.

Đường cao tốc SG-TL xét trong hệ thống đường cao tốc Việt Nam sau này hoàn chỉnh là đoạn đường nằm trong trục đường cao tốc Bắc - Nam nối TP. HCM với tỉnh Tiền Giang nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đường mở đầu từ nút giao Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh - TP. HCM đến nút giao thông Thân Cửu Nghĩa - huyện Châu Thành - Tiền Giang. Chiều dài tuyến là 39,8 km cùng với hai đầu đường dẫn đưa tổng số tuyến đường này lên 61,9 km. Bề rộng đường là 26 mét đủ cho bốn làn xe chạy với vận tốc 120 km/giờ. Để đảm bảo cho vận tốc này mặt đường được kết cấu lớp bê tông nhựa tạo nhám (novachip) dày 2,2cm, lớp bê tông nhựa dầy 5 cm...

Trong cả tuyến đường có 9 cầu vượt sông có tổng chiều dài là 1.672,8 mét, 6 cầu cạn có tổng chiều dài 14.704,2 mét. Nếu QL5 là quốc lộ đầu tiên ngành xây dựng giao thông nước ta áp dụng công nghệ làm đường ASTO của Mỹ thì cao tốc SG- TL có thể xem là con đường đầu tiên áp dụng quy trình làm đường cao tốc ở nước ta. Thi công là nhà thầu Cienco 4, cũng Tổng Công ty Trường Sơn, dưới sự tư vấn, giám sát của Công ty QCI (Cu Ba).

Nếu tính từ ngày 3/2/2010 chính thức đưa đường cao tốc SG-TL vào khai thác thì tính đến thời điểm này đã xấp xỉ 8 năm. Trong thời gian gần một thập niên đó con đường cao tốc đầu tiên này đã mang lại những kết quả gì trong giao thông cũng như trong sự phát triên của nền kinh tế khu vực? Và cũng từ đó rút ra những vấn đề gì để đường cao tốc Việt Nam đang ngày một phát triển đề về tương lai sẽ hình thành một hệ thống cao tốc chung của toàn quốc phát huy được tác dụng?

Trở lại thiết kế ban đầu của đường cao tốc SG-TL tôi xin đưa ra một con số khá ấn tượng đó là, đảm bảo lưu lượng một ngày - đêm cho 50.000 ô tô các loại. Trong thực tế, con số tôi có được tại Văn phòng quản lý đường cao tốc khu vực phía nam của Cục Quản lý đường cao tốc (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) thì được biết, bình quân tuyến đường này trong một ngày một đêm có lưu lượng từ 30.000 đến 50.000 lượt xe các loại lưu thông. Chỉ riêng con số này thôi đã đủ nói lên hiệu quả của tuyến đường cao tốc này. Bên cạnh đó thì còn nhiều tác dụng có thể nói là vượt trội so với các tuyến đường bình thường. Kĩ sư Nguyễn Mạnh Đức, Phó văn phòng quản lý đường cao tốc khu vực phía nam - Cục quản lý đường cao tốc - TCĐB đã khái quát hiệu quả của đường cao tốc đầu tiên SG-TL. Đó là rút ngắn thời gian đi lại, giảm giá thành vận chuyển đường bộ. Cụ thể đoạn đường SG-TL trước đây đi 90 phút thì giờ đây rút lại còn 30 phút. Bên cạnh đó an toàn giao thông cao hơn, từ đó tai nạn giao thông giảm hẳn so với tuyến đường khác. Nguyên nhân quan trọng tạo ra hiệu quả này là đường cao tốc chỉ dành riêng cho ô tô mà không cho phương tiện thô sơ đi vào. Về mặt xã hội ông Đức cũng khẳng định. Kinh tế khu vực tuyến đường cao tốc đi qua trong tám năm qua phát triển trông thấy. Việc nông sản, thủy hải sản trù phú của Tiền Giang cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do thời gian vận chuyển được rút ngắn, cùng việc đi lại thuận lợi đã khiến cho số lượng và chất lượng đến với TP. HCM tăng vọt...

Ích lợi về đường cao tốc SG-TL đã thấy hiển hiện nhưng là con đường cao tốc đầu tiên nên cũng thấy rõ những bất cập sinh ra từ con đường này. Tất cả lãnh đạo các tỉnh mà đường cao tốc SG- TL đi qua đều rất ủng hộ và có nhiều biện pháp để bảo vệ con đường. Nhưng vì là đường đầu tiên nên không tránh khỏi bị xâm phạm bởi những thói quen tùy tiện của dân hai bên đường. Ngay buổi thị sát đầu tiên đường cao tốc SG-TL tôi đã chứng kiến tại Km 28+630 hiện tượng dân dỡ rào chắn bên đường cao tốc để đi qua. Ông Nguyễn Mạnh Đức cho biết, cảnh báo, rồi cho rào lại những chẳng bao lâu lại bị dân phá ra. Chứng kiến hiện tượng này tôi lại nhớ đến sự tùy tiện đi lại, tùy tiện rỡ bỏ lan can, hệ thống phản quang để tạo đường đi ngang trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, để từ đó thấy nổi lên một vấn đề cộm là pháp luật cũng như hình thức xử phạt trước tình trạng xâm phạm đường cao tốc nói riêng và hệ thống giao thông ở nước ta chưa nghiêm và chưa thỏa đáng.

Từ hiện trường của sự phá rào tôi về Trung tâm ITS hay nói rõ hơn là Trung tâm giao thông thông minh làm nhiệm vụ quản lý, điều hành giao thông trên tuyến cao tốc SG-TL. Trong phòng rộng rãi, hiện đại, tôi có thể theo dõi toàn bộ sự lưu thông trên tuyến đường cao tốc SG-TL dài 61,8 km qua 38 màn hình CTTV 67 in. Trong đó 20 màn hình bao quát tuyến chính và 18 màn hình bao quát đường dẫn và nút giao. Bằng công nghệ VMS hiện đại, trung tâm có thể quan sát đầy đủ các sự kiện toàn tuyến cao tốc để có thể nhanh chóng phát hiện ra sự cố, điều động lực lượng giải quyết, đồng thời điều phối lưu lượng xe lưu thông hợp lý, tránh ùn tắc, cảnh báo lái xe tránh những sự cố. Với trung tâm điều hành giao thông thông minh ITS này sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường như cảnh báo giao thông, thời gian di chuyển được rút ngắn, điều phối lưu lượng xe tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế chung.

Ở các nước tiên tiến không chỉ đường cao tốc mới có hệ thống ITS mà cũng không chỉ là các trạm đơn lẻ mà nó tạo thành một hệ thống điều phối tổng thể mạng lưới giao thông. ITS quan trọng là vậy nhưng ở ta mới có hai trạm ITS của cao tốc SG-TL và Sài Gòn - Dầu Giây mới đưa vào sử dụng chưa bao lâu. Cả hai trạm này cũng chưa kết nối với nhau nên tác dụng còn rất hạn chế. Riêng trạm ITS Trung Lương tuy các nhà quản lý đã thấy rõ tầm quan trọng của trạm điều hành, quản lý giao thông thông minh này nhưng sự đầu tư vẫn chưa thỏa đáng. Hôm làm việc với trạm ITS của cao tốc SG-TL tôi nhận ra những bất cập như ca-me-ra còn thiếu khiến mật độ ca-me-ra chưa phù hợp nên còn tạo ra nhiều điểm chết chưa được quan sát. Công tác bảo trì chưa có chất lượng cao khi thiết bị thay thế chưa kịp thời nên đã hạn chế rất nhiều tác dụng của trạm ITS này



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH