CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG TẤM BÊ TÔNG CỐT THÉP VỚI CHIỀU DÀI 11,8 M MẶT ĐƯỜNG SÂN BAY TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

2017/8/1 9:42 - TS. Nguyễn Duy Đồng; KS. Trần Công Vui

Tóm tắt: Nội dung bài báo trình bày tóm tắt quá trình nghiên cứu và đánh giá những kết quả bước đầu về việc ứng dụng loại mặt đường bê tông cốt thép đối với sân bay ở Việt Nam. Qua việc ứng dụng loại mặt đường này cho thấy có thể giảm đáng kể về tổng chiều dài khe co, khe dãn của mặt đường bê tông sân bay. Bài báo cũng đồng thời kiến nghị kích thước hợp lý đối với mặt đường bê tông sân bay khi chiều dày lớn hơn 36 cm nên sử dụng là tấm bê tông cốt thép có chiều dài là 11,8m (phù hợp với chiều dài của thanh thép hiện nay là 11,7 m).


Từ khóa: Tấm bê tông cốt thép sân bay, khe mặt đường sân bay, tấm bê tông dài 11,8 mét.

 

Summary: The article presents briefly the research and evaluation process of initial results on the application of reinforced concrete pavement to airports in Vietnam. Application of reinforced concrete pavement shows a significant reduction in the total length of expansion joint of airport concrete pavement surface. The article also recommends 11.8m long reinforcement slabs shall be used (in line with current 11,7m long steel bar) for the airport reinforced concrete pavement with over 36 cm thickness.

 

Key words: Airport reinforced concrete slab, airport pavement joint, 11,8 meter long concrete slab.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Với nhiều nước trên thế giới, lịch sử và truyền thống sử dụng mặt đường bê tông xi măng (BTXM) đã có từ lâu. Nước Mỹ, năm 1913, bắt đầu xây dựng một đoạn đường dài 24 dặm và rộng 9 mét. Đến 1914, đã xây dựng 2.348 km đường Liên bang. Tại Canađa, năm 1930, cũng bắt đầu xây dựng mặt đường BTXM và đặc biệt phát triển mạnh vào những năm 1960. Tại Đức bắt đầu xây dựng mặt đường BTXM vào những năm 1880 và năm 1934 sử dụng rộng rãi trong xây dựng đường cao tốc. Ở Châu Á, Trung Quốc là nước phát triển mạnh mặt đường BTXM, áp dụng cho đường đô thị và đường cất hạ cánh (CHC) sân bay (SB). Ở Việt Nam mặt đường BTXM cũng được sử dụng phổ biến trong sân bay như làm đường CHC, đường lăn, sân ga và sân đỗ. Đường CHC của sân bay Nội Bài, Điện Biên, Đồng Hới, Cát Bi, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Phù Cát, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Phan Thiết, Cà Mau, Thọ Xuân... đều sử dụng là mặt đường BTXM.

 

NGUỒN:

 

TS. Nguyễn Duy Đồng

 

KS. Trần Công Vui

 

Học viên Kỹ thuật Quân sự

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 7 Năm 2017



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH